Van giảm áp
Van giảm áp còn có tên gọi khác là van điều áp với tác dụng giảm áp và điều chỉnh áp lực đầu ra sao cho bằng hoặc nhỏ hơn áp lực đầu vào, hoặc theo giá trị cài đặt sẵn. Đây là thiết bị rất quan trọng và không thể thiếu của các hệ thống đường ống dẫn nước, khí.
Van được chia thành 2 loại là van trực tiếp và van gián tiếp. Thiết bị thường được cấu tạo từ các bộ phận chính:
- Thân van
- Piston
- Lò xo áp lực
- Đầu ren hoặc vít điều chỉnh áp lực
- Đầu ngoài và đầu ra
Cấu tạo van giảm áp
Ứng dụng đặc trưng của van giảm áp
Với khả năng điều chỉnh và ổn định áp suất đầu ra tốt giúp hệ thống ống hoạt động đảm bảo nên dòng van điều áp này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Ứng dụng của van trong máy nén khí
Các dòng máy nén khí hiện nay là thiết bị quan trọng và phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Với tác dụng làm sạch, xì khô, khử trùng trong y tế, thông gió… máy khí nén trở nên thông dụng hơn. Để máy có thể hoạt động tốt không thể thiếu một phận đó là van giảm áp. Thiết bị này sẽ có nhiệm vụ đảm bảo các khoang chứa áp lực không vượt quá mức cho phép để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.
+ Sử dụng trong các thiết bị thủy lực
Các hệ thống thủy lực được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp xử lý nước, hệ thống dẫn nước trong tàu thủy hoặc trong đường ống dẫn dầu. Các thiết bị thủy lực khi hoạt động có thể xuất hiện tình trạng áp lực nước hoặc khí tăng cao. Và van xả sẽ thực hiện nhiệm vụ điều áp, giảm áp suất xuống mức an toàn.
+ Trong ngành chế biến thực phẩm
Van giảm áp còn được ứng dụng trong các nồi áp suất của ngành chế biến thực phẩm. Nhờ vào van này sẽ tránh được những nguy hiểm trong quá trình vận hành cũng như giúp việc chế biến thực phẩm nhanh hơn.
+ Một số ứng dụng khác
Bên cạnh các ứng dụng đặc trưng kể trên dòng van điều áp này còn được áp dụng trong một số lĩnh vực như: công nghiệp hàng không, dầu khí, dược phẩm…
Lắp đặt và điều chỉnh van giảm áp
Để van hoạt động tốt và đảm bảo đúng chức năng cần phải chú ý trong việc lắp đặt và điều chỉnh van. Nếu chúng ta lắp van không đúng có thể gây ra các sự cố, làm hỏng van, hỏng đường ống và thậm chí và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, nên thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, cụ thể như:
+ Khi lắp đặt van
Nên lắp van giảm áp cùng với đồng hồ đo áp suất để xác định được áp lực hiện tại và điều chỉnh van sao cho phù hợp nhất.
Lắp đặt theo bảng hướng dẫn sao cho đầu lò xo của van quay lên trên, phần mặt đồng hồ nên đặt ở hướng có thể dễ quan sát nhất.
+ Điều chỉnh van
Van sau khi đã được lắp đặt xong cần thực hiện kiểm tra, vận hành thử xem có hoạt động ổn định không. Để dòng chảy đi qua van và đo áp lực đầu ra rồi thực hiện cân chỉnh van. Khi vặn van theo chiều kim đồng hồ lò xo sẽ nén lại và áp lực sẽ tăng lên. Nếu vặn ngược lại áp lực sẽ giảm xuống.
Hy vọng với những thông tin kể trên bạn đã biết được những ứng dụng của dòng van giảm áp cũng như cách lắp đặt và điều chỉnh van sao cho đúng quy trình và đảm bảo an toàn.